Trà đạo Nhật Bản – Tinh hoa nghệ thuật xứ sở Hoa Anh Đào

Trà đạo Nhật Bản là một đề tài hấp dẫn thu hút các trà nhân tìm hiểu, nó không chỉ đơn giản là cách uống trà mà còn chứa đựng cả nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa trà đạo của xứ sở hoa Anh Đào luôn được thực hiện chỉn chu, cầu kỳ với các nghi thức tỉ mỉ. Chính những nét đặc trưng này mà trà đạo tại đây là độc nhất và không tìm thấy được ở bất cứ đâu.

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản

Nét độc đáo trong bộn môn trà đạo của Nhật Bản
Nét độc đáo trong bộn môn trà đạo của Nhật Bản

Xem thêm: Ẩm Thực Nhật Bản – Nét Đẹp Tinh Tế Trong Văn Hóa Nhật Bản

Với lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với người dân Nhật Bản thì trà đạo đã trở một người bạn không thể thiếu trong văn hóa – đời sống Nhật Bản. Trà đạo không đơn giản chỉ là uống trà mà với từng tách trà nó thể hiện một môn nghệ thuật và phong cách sống.

Tùy vào từng quốc gia sẽ có sự khác nhau trong cách uống trà nhưng trà đạo Nhật Bản vẫn luôn mang nét riêng và là nền tảng cho văn hóa trà đạo của toàn thế giới. Hình tượng của con người Nhật Bản được biểu hiện qua cách pha trà, thưởng trà và cảm nhận. Thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận, chậm rãi và từ tốn, nhờ đó tạo nên con người Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ với đức tính tốt.

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản vẫn luôn được giữ gìn và phát huy qua từng ngày. Các trường đại học tại đây cũng mở các lớp học về trà đạo để giáo dục lịch sử văn hóa nước nhà cho thế hệ mai sau. Hằng năm, Nhật Bản tổ chức cuộc thi “văn hóa trà” với nhiều cấp độ khác nhau để gửi gắm ý nghĩa trà đạo đến gần hơn với mọi người – uống trà chính là cách để thanh lọc tâm hồn.

Trà đạo của Nhật Bản là môn nghệ thuật đặc sắc
Trà đạo của Nhật Bản là môn nghệ thuật đặc sắc

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Nhắc đến văn hóa trà đạo của Nhật Bản, đây không chỉ đơn thuần quanh quẩn trong việc pha trà, uống trà mà nó còn ẩn chứa cả tính nghệ thuật trong đó. Tính nghệ thuật được thể hiện qua tâm hồn của người thưởng trà, giúp mọi người được thanh lọc tâm hồn, buông bỏ mọi muộn phiền. Bên cạnh đó, khi uống một ngụm trà còn có thể cảm nhận được hương vị của thiên nhiên, tu tâm tính để có thể giác ngộ.

Lịch sử văn hóa và nguồn gốc trà đạo Nhật Bản

Theo ghi chép, những hạt trà đầu tiên được mang về Nhật bản từ thế kỷ 12 và có nguồn gốc ở Trung Quốc bởi một vị cao tăng tên gọi Eisai. Chính vị này cũng là người viết ra cuốn sách “Khiết trà dưỡng sinh ký” – nhật ký lưu lại các thú vui thưởng trà.

Chính bởi cuốn sách này mà tác giả đã truyền đạt thành công tác dụng của việc uống trà đến với các độc giả như hương vị hấp dẫn giúp cho đầu óc người thưởng trà luôn được thoải mái, thư giãn,… Từ đó mà ngày càng có nhiều người Nhật say mê với thú vui này.

Sau này, để nâng cao nghệ thuật thưởng trà lên một tầm cao mới thì các trà nhân đã kết hợp việc thưởng trà trên tinh thần thiền tịnh của Phật giáo, nói cách khác chính là nghệ thuật trà đạo của ngày nay.

Trà đạo có lịch sử hình thành bởi cao tăng Eisai
Trà đạo có lịch sử hình thành bởi cao tăng Eisai

Các nguyên tắc trong trà đạo Nhật Bản

Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo của Nhật Bản chính là Hòa, Kính, Thanh, Tịch với ý nghĩa như sau:

  • Hòa: Chỉ sự hài hòa của trà nhân với các dụng cụ pha trà. Chữ “hòa” cũng có thể là cảm giác thân thuộc giữa các trà nhân, giữa chủ nhà và khách khi có sự đồng điệu trong sở thích.
  • Kính: Lòng biết ơn, kính trọng với những gì ở xung quanh. Mỗi một sự hiện diện dù là dụng cụ pha trà, không gian thưởng thức hay trà nhân đều hợp lực lại để giúp cho tâm hồn bạn được thư thả, an nhiên và sâu lắng. Trà nhân khi tôn trọng nguyên tắc “kính” họ sẽ xem trà như là một người bạn không thể tách rời, họ luôn biết ơn những cảm xúc do trà mang lại và dốc sức cải thiện kỹ năng của mình trong môn nghệ thuật đặc sắc này.
  • Thanh: Tâm hồn bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thư thả khi có lòng tôn kính với vạn vật xung quanh. Dư vị thanh mát của trà kết hợp với lòng tôn kính góp phần xua tan mọi lo âu, muộn phiền trong tâm trí, chỉ còn sót lại sự thanh bình đang lấp đầy cảm xúc và tinh thần. Chữ “thanh” chính là thanh tịnh, thanh khiết và thanh thản nhẹ nhàng.
  • Tịch: Đây là nguyên tắc cốt lõi trong văn hóa trà đạo Nhật Bản. Mọi ồn ào xung quanh đều không thể ảnh hưởng đến sự yên bình sâu thẳm trong tâm trí của người thưởng trà. Dù có thiếu thốn hay đủ đầy, dù có hay không có bạn đồng hành thì vẫn luôn cân bằng được sự thư thái, tĩnh mịch trong tâm. Cuối cùng, trà như là một thói quen tự nhiên, là hơi thở, là niềm vui và là người bạn tâm giao của người thưởng trà.
Trà đạo Nhật bản tuân thủ 4 nguyên tắc Hòa - Kính - Thanh - Tịch
Trà đạo của Nhật bản tuân thủ 4 nguyên tắc Hòa – Kính – Thanh – Tịch

Một số trường phái trà đạo ở Nhật Bản phổ biến

Mỗi trường phái trà đạo Nhật Bản sẽ có sự khác nhau trong phương pháp, nghi lễ và cách tiến hành. Ngày nay, có 3 trường phái trà đạo nổi tiếng tại Nhật Bản như sau:

Urasenke

Đây là trường phái trà đạo có lịch sử hình thành lâu đời nhất ở Nhật Bản. Đặc điểm của trường phái Urasenke là tính nghệ thuật trong các động tác pha trà và việc áp dụng phù hợp các nghi thức với sự đổi thay của thời đại. Ví dụ như khi đánh trà thì trà nhân sẽ đánh tạo bọt sao cho chén trà trông đẹp mắt hơn.

Ngoài ra, trường phái Urasenke còn có phong cách Ryūrei – phục vụ trà cho người nước ngoài bằng bàn ghế. Bạn có thể thưởng thức trà thoải mái hơn với bàn ghế thay vì ngồi trên chiếu Tatami. Đặc trưng cuối cùng của trường phái này là họ luôn tích cực quảng bá trà đạo Nhật Bản đến gần hơn với bạn bè trên thế giới.

Omotesenke

Trái ngược với trường phái Urasenke thì trường phái Omotesenke lại coi trọng các nghi thức truyền thống và thực hiện các động tác pha trà vô cùng khiêm tốn. Chẳng hạn như họ sẽ không tạo thành bọt khi đánh trà.

Mushakōjisenke

Mushakōjisenke có các đặc điểm tương đối giống Omotesenke, họ thực hiện các động tác khiêm tốn và hạn chế nghi thức dư thừa. Phòng trà sẽ được trang trí giản dị chứ không hào nhoáng như các trường phái khác. Ngoài ra, Mushakōjisenke coi trọng việc dành thời gian thưởng trà nên họ sẽ gọi là buổi tiệc trà vui vẻ chứ không dùng cách gọi trang trọng là “trà đạo”.

Ba trường phái chính trong trà đạo của Nhật Bản
Ba trường phái chính trong trà đạo của Nhật Bản

Dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản

  • Một dụng cụ cơ bản và không thể thiếu trong trà đạo là ấm và chén trà, chúng thường có màu sắc nhẹ nhàng và đơn giản.
  • Tống trà – dụng cụ giúp hạ nhiệt độ của trà và trộn đều trà. Chén tống thường được làm bằng thủy tinh để có thể quan sát màu trà một cách dễ dàng.
  • Khay trà: Thường làm bằng gỗ có màu sắc hài hòa với ấm trà, nó có tác dụng đựng ấm và chén trà giúp tránh đổ trà ra ngoài.
  • Lọc trà: Đây là dụng cụ quan trọng trong trà đạo Nhật Bản để lọc bỏ cặn khiến cho nước trà được trong hơn.
  • Hũ đựng trà: Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, gốm,… Tùy vào sở thích của từng người sẽ lựa chọn hũ đựng trà khác nhau nhưng điều quan trọng là hũ phải kín để hương trà không bị bay đi.
  • Bộ dụng cụ gắp: Bao gồm cây xúc trà, muỗng nhỏ để đưa trà vào ấm, thanh gắp chén trà, ống thông trà.
  • Ấm đun sôi, khăn lau,… là dụng cụ cần thiết trong quá trình pha trà.
  • Cái cuối cùng và quan trọng nhất là trà. Tùy vào sở thích và thương hiệu mà các trà nhân sẽ lựa chọn loại trà cho phù hợp.
Tổng hợp các dụng cụ để pha trà đạo của Nhật Bản
Tổng hợp các dụng cụ để pha trà đạo của Nhật Bản

Những loại trà phổ biến thường dùng trong trà đạo Nhật

Có nhiều loại trà được dùng trong các buổi trà đạo của Nhật Bản nhưng phổ biến là các loại trà đạo Nhật Bản như sau:

  • Matcha: Đây là loại trà nổi tiếng và phổ biến của người dân Nhật Bản, nó được trồng trong điều kiện ánh sáng nhất định nên có hương thơm mát và đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nếu như bạn đã được thưởng thức loại trà này thì chắc hẳn cũng biết nó rất dễ uống và được nhiều người ưa chuộng.
  • Sencha: Loại trà này vô cùng phổ biến ở Ryokycha. Sencha có sự cân bằng giữa vị ngọt và se se tạo nên hương vị thanh mát.
  • Giokuro: Đây là loại trà cao cấp có vị ngọt thanh và chứa nhiều Cafein hơn các loại trà khác.
Những loại trà thường dùng trong trà đạo của Nhật Bản
Những loại trà thường dùng trong trà đạo của Nhật Bản

Nghi thức thưởng trà Nhật

Thông thường, một buổi thưởng trà theo phong cách Nhật Bản sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng bao gồm công đoạn pha trà và thưởng trà. Trong buổi trà đạo Nhật Bản, mọi người đều phải tuân thủ theo nguyên tắc và nghi thức như sau:

Trước khi uống trà

  • Không được đeo các loại đồng hồ, trang sức trên cơ thể.
  • Nam giới nên đi tất trắng, phụ nữ không mặc váy ngắn.
  • Không xịt nước hoa có mùi nồng nặc làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh cũng như mất đi sự thanh tịnh trong khi thưởng trà.

Trong lúc thưởng trà đạo Nhật Bản

  • Chén trà cần được xoay theo chiều kim đồng đồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy chén còn tay phải vuốt ve chén trà một cách nhẹ nhàng.
  • Tập trung vào chén trà trong khi uống chứ không được nhìn ngó xung quanh.
  • Khi uống trà xong, xoay nhẹ chén trà hướng về phía người pha trà theo chiều kim đồng hồ.
  • Người Nhật sẽ thưởng thức trà đạo cùng với một loại bánh ngọt để làm tăng hương vị của trà.
Nghi thức trong buổi thưởng trà đạo
Nghi thức trong buổi thưởng trà đạo

Sau khi thưởng trà

  • Nếu như bạn không thể uống được những loại trà đậm mà chỉ uống trà loãng thì cần lau sạch cạnh chén khi thưởng thức hết trà. Lưu ý chỉ nên dùng ngón cái và ngón trỏ để lau.
  • Nếu bạn là người thích uống trà đậm thì không cần phải uống hết nước ở trong tách. Tuy nhiên, bạn không thể thiếu quy tắc dùng ngón cái và ngón trỏ để lau cạnh chén.

Xem thêm: Lễ hội Hoa Anh Đào – Khám phá nét đặc sắc văn hóa Nhật Bản

Tổng kết

Trà đạo Nhật Bản không đơn giản là cách uống mà còn chứa đựng sự tỉ mỉ, tinh tế của người pha. Tìm hiểu kỹ thì có thể thấy được trà đạo là một nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản mà khó nơi nào có được. Hy vọng với chia sẻ của Việc làm Nhật Bản 24h đã giúp bạn hiểu thêm về đất nước, văn hóa cũng như con người của xứ sở mặt trời mọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *